7 Quy Tắc Đầu Tư Cơ Bản Của Người Giàu

Trong tập 3 của loạt sách Dạy Con Làm Giàu, hay Cha Giàu Cha Nghèo của tác giả Rober T. Kiyosaki, người cha giàu đã nêu những quy tắc đầu tư cơ bản của người giàu.

Trước khi đề cập đến các quy tắc đầu tư, người cha giàu yêu cầu Robert phải có trong tay hai kế hoạch tài chính, một nhằm ổn định, và một nhằm thoải mái. Sẽ rất rủi ro nếu khi bắt đầu đầu tư mà không có hai kế hoạch này trước hết. Sau khi có kế hoạch và thực hiện theo chúng, bạn có thể bắt đầu học hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong việc chọn lựa các công cụ đầu tư khác nhau.

Những quy tắc đầu tư cơ bản

Quy tắc cơ bản số 1

Luôn ghi nhớ bạn đang làm việc vì loại thu nhập nào.

Có 3 loại thu nhập khác nhau:

  • Thu nhập từ sức lao động: Loại thu nhập này do một công việc hay một hình thức lao động nào đó mang lại, thường là tiền lương.
  • Thu nhập từ danh mục đầu tư: Loại này kiếm được từ các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, v.v...
  • Thu nhập thu động: Loại thu nhập kiếm được từ bất động sản, bản quyền tác giả, độc quyền thương hiệu. Tuy nhiên, thu nhập thụ động từ bất động sản chiếm tới khoảng 80%. 

Quy tắc cơ bản số 2

Chuyển thu nhập từ sức lao động thành thu nhập từ danh mục đầu tư hoặc thu nhập thụ động càng nhiều càng tốt.

Quy tắc cơ bản số 3

Bảo vệ nguồn thu nhập kiếm được từ sức lao động bằng cách đầu tư vào một loại chứng khoán, mà bạn hy vọng chứng khoán đó sẽ chuyển thu nhập kia thành thu nhập thụ động hay thu nhập đầu tư. 

Nếu một chứng khoán sinh lời, chứng khoán ấy sẽ là tài sản. Nhưng nếu một chứng khoán sinh lỗ, nó sẽ là tiêu sản. Cho nên hãy nhìn vấn đề ở chỗ những công cụ chứng khoán nào mà ta đầu tư sẽ trở thành tài sản. Chính sự thiếu hiểu biết của người đầu tư khi phân biệt chứng khoán nào là tài sản hay tiêu sản sẽ làm cho đầu tư trở nên rủi ro.

Quy tắc cơ bản số 4

Người đầu tư mới thực sự là tài sản hay tiêu sản.

Người cha giàu của Robert rất thích những câu chuyện đầu tư lỗ lã. Nghe những câu chuyện làm giàu chụp giựt chỉ là chuyện của kẻ khờ dại. Những câu chuyện ấy chỉ càng khiến cho ta trở thành kẻ thu cuộc. Nếu một cổ phiếu được tất cả mọi người biết đến hay đã sinh lời từ lâu, thông thường kẻ nắm giữ cổ phiếu ấy đã gần xong cuộc chơi của mình và chẳng bao lâu sẽ nhảy ra ngoài.

Nhưng không phải là đầu tư ngược đời, hay đi ngược lại cảm tính chung của số đông.

Người cha giàu muốn tìm kiếm những chỗ rạn nứt, gãy vỡ và xem xét có nên sửa chúng hay không. Nếu chúng có thể sửa được, thế thì những thứ đó sẽ trở thành một cơ hội đầu tư tốt chỉ khi nào những nhà đầu tư khác muốn chúng được sửa lại. Còn nếu như chẳng ma nào thèm đoái hoài đến chúng, cũng chẳng dại gì bỏ sức mà lao vào. 

Quy tắc cơ bản số 5

Phải chuẩn bị đối phó trước bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra.

Cần phải tập trung và ghi nhớ những gì mà người khác đang tìm kiếm. Mọi thứ đầu bắt đầu từ việc luyện tập bộ não của ta biết tìm kiếm những gì cần tìm và sẵn sàng cho những cơ hội đầu tư xuất hiện ngay trước mắt.

Quá trình ấy cũng như môn bóng đá vậy. Nếu cứ tập trung chơi bóng, sẽ bất thình lình một lúc nào đó ta có thể thấy ngay cơ hội và tận dụng thời cơ sút thủng lưới.

Cho dù lỡ mất một cơ hội trong đầu tư, vẫn luôn có cơ hội ngàn vàng khác chờ đón.

Một trong những tính cách đặc trưng của một người đầu tư giỏi là biết chuẩn bị kiếm lời khi thị trường vừa đi lên hay đi xuống. Trong thực tế, những nhà đầu tư tài giỏi thường kiếm nhiều tiền hơn khi thị trường đi xuống bởi tốc độ suy sụp nhanh hơn là đi lên. Nếu không sẵn sàng cho cả hai tình huống, thì chính bản thân nhà đầu tư mới là rủi ro chứ không phải công cụ đầu tư.

Quy tắc cơ bản số 6

Nếu thấy một cơ hội nhưng lại không có tiền thì phải làm sao? Nếu chuẩn bị, nghĩa là có sự hiểu biết, kinh nghiệm và tìm thấy một cơ hội tốt, thì tiền bạc sẽ tìm đến hoặc là phải đi kiếm nó. Nếu một người tìm thấy một cơ hội tốt, cơ hộ đó sẽ tự nó lôi cuốn tiền bạc đổ đến. Còn nếu cơ hội đó không tốt, sẽ khó mà kêu gọi vốn đổ vào.

Có những cơ hội tốt nhưng không lôi cuốn được vốn. Không phải bản thân cơ hội đó không lôi cuốn, mà chính người kiểm soát cơ hội đó không gọi được vốn. 

Ở đây người gia giàu nhấn mạnh một lần nữa: Công cụ đầu tư không nhất thiết phải rủi ro hay an toàn, mà cốt lõi là người đầu tư.

Quy tắc cơ bản số 7

Khả năng đánh giá rủi ro và lời nhuận. 

Ví dụ nếu có một người anh muốn mở một nhà hàng bánh mì và cần 25000 đô la để làm vốn. Bạn sẽ đánh giá thế nào?

Về mặt cảm tính có thể là tốt, nhưng trên phương diện tài chính thì không. Có quá nhiều rủi ro trong khi lời lãi không nhiều. Nhất là làm sao lấy lại vốn, điều quan trọng nhất ở đây là làm sao quay vốn về mình. 

Nhưng nếu người anh đó đã từng làm trong một công ty nhà hàng bánh mì hàng đầu trong nước trong suốt 10 năm qua, từng là quản lý nhà hàng và muốn xây dựng cho riêng mình một hệ thống nhà hàng. Và với 25000 đô la đó, anh ta sẽ cho bạn 5% cổ phần. 

Khi đó, cùng một mức độ rủi ro nhưng khả năng kiếm lời cao hơn. Thế nhưng cơ hội này vẫn còn tồn động không ít rủi ro.

Đó là một ví dụ về đánh giá rủi ro và lợi nhuận đối với một nhà đầu tư. Không phải đầu tư là rủi ro, mà chính người đầu tư không có đủ kỹ năng mới làm cho đầu tư thêm rủi ro hơn.

Ở bậc đầu tư vì mục đích làm giàu, người đầu tư cần phải có 3K:

  • Kiến thức 
  • Kinh nghiệm
  • Khoản tiền dư dồi dào

Ở cấp bậc đầu tư này, người giàu cần phải có tiền dư nhiều, có thể chịu lỗi mà vẫn kiếm lời từ lỗ. Ở cấp bậc này, ta sẽ thấy có những khoản lỗ tốt, và những khoản lỗ xấu, nợ tốt và nợ xấu, chi phí tốt và chi phí xấu. 

Post a Comment

Previous Post Next Post